Tỷ giá hối đoái thả nổi

Trong kinh tế vĩ môchính sách kinh tế, tỷ giá hối đoái thả nổi (hay còn gọi là tỷ giá hối đoái biến động) là một chế độ tỷ giá trong đó giá trị của một đồng tiền được phép dao động trên thị trường ngoại hối, tỷ giá hối đoái thực tế không bị giới hạn bởi tính ngang giá được xác định và vận động một cách tự do dựa trên mối quan hệ tương quan của cung và cầu giữa các đồng tiền có trên thị trường hối đoái. Trên thế giới, phần lớn các đồng tiền quốc gia được thả nổi (có điều tiết), bao gồm những đồng tiền được trao đổi nhiều nhất hiện tại như Đôla Mỹ, Đồng Euro, đồng Franc của Thuỵ Sĩ, Rupee Ấn Độ, đồng Sterling của Anh, Yên Nhật BảnĐô La Úc. Các ngân hàng trung ương vẫn sẽ tham gia thị trường để nhằm mục đích điều tiết tỷ giá hối đoái thả nổi. Đồng Đô La Canada có thể nói là tương đồng nhất với một đồng tiền thả nổi hoàn toàn, bởi Ngân hàng trung ương của quốc gia này đã không can thiệp vào giá trị của nó kể từ năm 1998. Theo sau đó là đồng Đô La Mỹ, với rất ít sự điều chỉnh về nguồn dự trữ ngoại tệ. Trái lại, Nhật Bản và Vương quốc Anh lại can thiệp lớn hơn trong việc điều tiết tỷ giá, còn Ấn Độ có mức độ can thiệp ở ngưỡng tầm trung.Từ năm 1946 đến đầu thập niên 70s, hệ thống Bretton Woods quy định về tỷ giá cố định, với giá trị đồng tiền tính ngang với giá vàng, được áp dụng rộng rãi. Tuy nhiên, vào năm 1971, Mỹ đã quyết định bãi bỏ việc quy đổi hàm lượng vàng của mỗi đơn vị tiền giấy là 1/35 ounce vàng, từ đó mà đồng tiền của quốc gia này đã bắt đầu được thả nổi. Sau kết thúc của Hiệp định Smithsonian[1] vào năm 1973, phần lớn các quốc gia đã bắt đầu làm điều tương tự, áp dụng hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi. Tuy nhiên một vài quốc gia, điển hình là phần lớn các nước Ả Rập ở khu vực Trung Đông, đã gán giá trị đồng tiền của họ vào một ngoại tệ khác, dẫn tới tỷ lệ phát triển chậm hơn. Khi một đồng tiền được thả nổi, lưu lượng được sử dụng làm công cụ quản lý chính sách lưu thông tiền tệ thay cho tỷ giá hối đoái.